Tình hình bất động sản 9 tháng năm 2023 và dự báo của chuyên gia

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản nửa đầu năm nay trầm lắng và khó khăn. Số dự án nhà ở thương mại và số lượng giao dịch trong nửa đầu năm đều giảm so với nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá, trong giai đoạn cuối 2023 – đầu 2024, bất động sản sẽ ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực hơn và sẽ ổn định dần trong khoảng cuối quý II và đầu quý III/2024.

Thực tế, mức độ quan tâm dành cho bất động sản ở nhiều địa phương trên cả nước đã cho thấy sự “ấm” lên trong vài tháng vừa qua và lượng giao dịch trên toàn thị trường cũng đã tăng dần. Nếu quý II/2023 ghi nhận 3.700 giao dịch, tăng 1.000 giao dịch so với 2.700 ở quý I; thì sang quý III, thị trường ghi nhận gần 6.000 giao dịch, gấp 1,6 lần quý II và hơn 2 lần so với quý I/2023.

Đây là kết quả từ sự nỗ lực của Chính phủ trong việc quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Chưa bao giờ các luật liên quan đến bất động sản như Luật nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai và Luật Tổ chức tín dụng được sửa đổi cùng lúc như hiện tại. Các dự án đầu tư công lớn như Dự án Đường Vành đai 4 (Hà Nội), Dự án Metro (TP. HCM)… cũng hứa hẹn sẽ giúp thị trường bất động sản “rã băng” trong thời gian tới.

Về thu hút vốn FDI, lĩnh vực bất động sản vẫn đạt vị trí thứ 2 với hơn 1,76 tỷ USD (tính đến cuối tháng 8/2023). Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn dành sự quan tâm lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam.

Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp nhôm với sự trở lại của thị trường bất động sản

Bất động sản phục hồi sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp ngành nhôm khi nhu cầu thị trường tăng cao.

Nhiều dự án bất động sản mới hứa hẹn sẽ được hưởng lợi từ các dự án đầu tư công lớn như Dự án Đường Vành đai 4 (đi qua nhiều công trình bất động sản lớn tại Hà Nội, Hưng Yên).

Minh họa Dự án Đường Vành đai 4. (Nguồn: UBND TP. Hà Nội)

Mảng bất động sản công nghiệp cũng đang chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực khi các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh rót vốn vào Việt Nam. Đơn cử như Apple, Intel, Lego, Boeing, Google, Walmart (Mỹ), Samsung (Hàn Quốc)… đã và đang tiến hành xây dựng, dịch chuyển, mở rộng hệ thống nhà máy sản xuất ở nước ta.

Sự phục hồi của bất động sản chính là cơ hội “tái xuất” cho các doanh nghiệp ngành nhôm. Tuy vậy, các doanh nghiệp hiện nay phải đối mặt với một thị trường nội địa mang tính cạnh tranh cao, khi các thương hiệu lớn đều chú trọng đầu tư nghiên cứu – phát triển sản phẩm và mở rộng quy mô. Ngoài ra còn có sự “xâm nhập” của các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ nhưng chất lượng thấp.

Điều đáng mừng là nhiều thương hiệu nhôm Việt vẫn giữ được chỗ đứng của mình nhờ chiến lược phát triển đúng đắn. Điển hình là thương hiệu Nhôm ĐÔNG QUAN của CÔNG TY TNHH NHÔM ĐÔNG QUAN.

Có mặt trên thị trường hơn 10 năm, nhôm Đông Quan liên tục được nhiều đối tác lớn tin tưởng sử dụng trong các công trình bất động sản tầm cỡ tại Việt Nam.

Chất lượng luôn là yếu tố ưu tiên của Nhôm Đông Quan. (Ảnh: Nhôm đông quan)

Sản phẩm Nhôm Đông Quan được các chủ đầu tư lớn và uy tín đánh giá cao nhờ chất lượng vượt trội; thiết kế tinh tế, đa dạng về chủng loại và mẫu mã (với các hệ nhôm phổ biến như A6061-T6, Nhôm Kẹp biên, Nhôm A7075, Nhôm Lục giác, Nhôm năng lượng mặt trời,…) và thân thiện với môi trường. Nhà máy sản xuất nhôm Đông Quan hiện sở hữu máy Đùn nhôm 1000 tấn, với công suất 02 ca/ngày là 240 tấn sản phẩm /tháng, là nhà cung ứng đáng tin cậy cho các dự án quy mô lớn trên cả nước.

Theo đại diện công ty, sự phục hồi của bất động sản là tín hiệu mừng cho doanh nghiệp. Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp đang không ngừng tập trung phát triển các dòng sản phẩm và tiếp tục ưu tiên chất lượng sản phẩm. Nhờ chiến lược hợp lý nên trong bối cảnh các doanh nghiệp cùng ngành đang gặp nhiều khó khăn, Nhôm Đông Quan vẫn giữ vững vị thế trên thị trường, liên tiếp góp mặt trong TOP các Công ty sản xuất nhôm định hình uy tín, chất lượng tại Việt Nam.

Nguồn: baodautu